Nữ Bí thư nhiệt huyết với công tác Đoàn

(BLC) – Được Ban Giám đốc cơ quan, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong chi đoàn tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư liên tiếp 2 nhiệm kỳ, chị Nguyễn Thị Minh Tân – Bí thư Chi đoàn Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh luôn năng động, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin của mọi người dành cho.
Chị Tân (áo len đỏ) cùng CLB Bàn tay ấm phát áo ấm cho các cháu thiếu nhi tại xã Nùng Nàng


Share:

Khát vọng vươn lên làm giàu từ chính cây chè quê hương



Không sinh ra ở vùng chè, thời còn trẻ cũng chưa bao giờ ước mơ gì liên quan đến vùng chè nhưng có lẽ cây chè, khát vọng những công nhân làm chè đã chọn chị, truyền cho chị ngọn lửa đam mê, đắm say với từng cánh chè để đến nỗi chị đánh cược cả cuộc đời mình vào số phận của công ty chè với tâm nguyện vực dậy vùng chè và đem đến cho công nhân, nông dân trồng chè một cuộc sống, một tương lai mới - chị là Nguyễn Thị Loan, Giám đốc Công ty Cổ phần Chè Lai Châu.
Share:

Nam sinh Lai Châu 2 lần thủ khoa: “Năng lực thật thì không cần phụ thuộc tấm bằng“

Từng được vinh danh thủ khoa khi có điểm cao nhất vào Trường ĐH Lâm nghiệp cách đây 4 năm, với nỗ lực trong học tập, Nguyễn Đức Quỳnh (sinh năm 1995) còn trở thành thủ khoa tốt nghiệp trường này năm 2017.
Nguyễn Đức Quỳnh. Ảnh: NVCC 
Nguyễn Đức Quỳnh. Ảnh: NVCC 
Nguyễn Đức Quỳnh, 22 tuổi, vừa là thủ khoa "đầu vào" lẫn "đầu ra" của Trường ĐH Lâm nghiệp. 9X cũng đã đạt được đai Đỏ và từng có thời gian được đi làm trợ giảng võ thuật giúp thầy.
Cú đúp thủ khoa
Vừa có kết quả thi cao nhất lúc vào trường cách đây 4 năm, đến giờ, Quỳnh cũng là người duy nhất có kết quả này trong số 84 thủ khoa các trường đại học, học viện trên địa bàn Hà Nội năm 2017.
Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc chàng cử nhân khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, ngành Quản lý tài nguyên rừng này là một khuôn mặt sáng với nụ cười luôn thường trực trên môi.
Sinh ra trong gia đình thuần nông có 4 anh chị em, cuộc sống chỉ trông vào mấy sào ruộng, các anh chị của Quỳnh khi đi học đều lần lượt phải đi làm thêm để có thêm tiền trang trải cho sinh hoạt, giảm bớt gánh nặng đè lên đôi vai cha mẹ.
Không ngoại lệ, dù là con út, Quỳnh cũng theo chân anh chị, đi làm thêm ở vườn ươm cây giống gần trường, rồi đi nhập số liệu, xử lý số liệu,…để trang trải phần nào chi phí học tập. Tới cuối năm thứ 3 và năm cuối thì đi điều tra thực địa với các thầy để lấy kinh nghiệm.
Chàng trai trẻ luôn dặn bản thân mình phải nỗ lực không ngừng để vươn lên thoát nghèo.
Giữ được vị trí thủ khoa sau 4 năm học, Quỳnh cho hay cách học của mình không có gì quá đặc biệt. 
Mỗi giờ lên lớp, cậu sinh viên đến từ Lai Châu đều tập trung lắng nghe bài giảng kết hợp với tìm tòi học hỏi thêm các tài liệu trên thư viện hay trên mạng internet. 

Để có thời gian cũng như tinh thần học tập tốt nhất, Quỳnh cũng lên kế hoạch để phân bổ thời gian hợp lý giữa việc học, giải trí và hoạt động tình nguyện.
Tuy nhiên, trước mỗi kỳ thi, Quỳnh luôn danh một sự tập trung cao độ để hệ thống lại và nắm vững được kiến thức của môn học.
Quỳnh cho rằng chỉ khi tiếp cận các các môn học bằng một sự say mê, yêu thích thật sự thì việc học mới đạt được hiệu quả cao nhất.
Quỳnh chia sẻ kỉ niệm đáng nhớ nhất của mình trong quãng thời gian sinh viên có lẽ là 1 tháng thực tập gian khổ cùng các bạn tại Vườn quốc gia Cát Bà với những điều kiện thiếu thốn.
“Công viêc lại vất vả khi mỗi ngày phải đi bộ hàng chục cây số trong rừng để điều tra nghiên cứu nơi đây. Cuộc sống trên đảo thiếu thốn nhiều mặt như hàng ngày nhà ăn chỉ nấu 1 bữa cơm tối nên chỉ được ăn 1 bữa cơm duy nhất vào buổi tối, còn lại 2 bữa sáng và trưa chỉ ăn mì tôm. Tuy vất vả nhưng mình cảm nhận được rõ tình cảm bạn bè cùng nhau vượt khó, sự gắn bó trở nên thân thiết trong những lúc khó khăn. Đó là điều vô cùng đáng nhớ mà đến giờ mỗi khi nhắc đến ai nấy đều xúc động”, Quỳnh kể.
thủ khoa,cử nhân,thất nghiệp 
thủ khoa,cử nhân,thất nghiệp
Với những nỗ lực không mệt mỏi, Quỳnh đạt danh hiệu sinh viên giỏi trong tất cả các năm học và được đánh giá là sinh viên xuất sắc toàn khóa học 2013-2017 khi đạt điểm tích lũy 3.77/4.
Không chỉ học giỏi, Quỳnh còn tích cực tham gia các hoạt động, Đoàn, Hội của khoa, trường như Tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo,... Cuối năm thứ 3 đại học, Quỳnh cũng được kết nạp và trở thành Đảng viên.
Hạt giống tốt vứt đâu cũng có thể nảy mầm
Ngoài thời gian học tập trên trường, Quỳnh đặc biệt yêu thích võ thuật và đã theo học võ cổ truyền suốt 4 năm đại học tại Võ đường Mai Sơn Lâm. 9X cũng đã đạt được đai Đỏ và từng có thời gian được đi làm trợ giảng võ thuật giúp thầy.
Nguyễn Đức Quỳnh (bên trái) 
Nguyễn Đức Quỳnh (bên trái) 
Việc học võ ngoài giúp giảm căng thẳng sau những giờ học, nâng cao sức khỏe bản thân thì quá trình tập luyện gian khổ cũng giúp rèn luyện nhân cách, ý chí, nghị lực và tự tin để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. 
Qua đó, Quỳnh còn có cơ hội được có thêm nhiều bạn bè, huynh đệ thân thiết và sẵn sàng giúp đỡ em trong quá trình học tập và cuộc sống.
Với thành tích học tập tốt, Quỳnh đã nhận được một số lời mời từ các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức phi chính phủ. 
Tuy nhiên, Quỳnh gác lại những cơ hội đó để xác định trở về quê hương Lai Châu.
Dù chưa biết tại địa phương có những chính sách tạo điều kiện cho những người có kết quả tốt nghiệp cao hay không nhưng Quỳnh vẫn tin rằng việc lựa chọn về quê để lập thân, lập nghiệp sẽ có ý nghĩa với nơi mà mình được sinh ra và lớn lên.
Quỳnh có niềm yêu thích với võ thuật.
Quỳnh có niềm yêu thích với võ thuật.
Quỳnh thú thật: “Em rất muốn được về công tác tại quê hương để được cống hiến sức mình xây dựng quê hương cũng như có điều kiện gần gũi gia đình. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nơi nào nhận và cũng chưa biết liệu tỉnh em có chính sách gì để ưu đãi cũng như thu hút các thủ khoa về làm việc hay không?”.
Tôi hỏi tấm bằng thủ khoa hẳn sẽ khiến em tự tin hơn khi đi tìm việc, Quỳnh đáp:
“Thực ra đối với em thì tấm bằng thủ khoa không quá quan trọng. Chưa kể, nhiều khi nó còn là mặt trái bởi khiến người ta kỳ vọng quá nhiều. Dù có danh hiệu thủ khoa hay không thì em sẽ vẫn tự tin khi đi xin việc thôi. Như bố vẫn thường nhắn nhủ rằng đã là hạt giống tốt thì vứt ở đâu cũng có thể nảy mầm tươi tốt. Nếu mình thật sự có năng lực thì đâu cần phụ thuộc vào tấm bằng đâu anh”.
Nói thêm về cơ hội khác nếu "trượt là người Nhà nước", Quỳnh cho hay:
"Nếu không có cơ hội để công tác tại quê hương thì có thể khi đó em sẽ xin vào các công ty tư nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ để làm. Nhưng như vậy chắc sẽ ở một tỉnh thành khác vì quê em hiện không có các công ty những lĩnh vực đấy!".
Thanh Hùng / vietnamnet.vn
Share:

Biểu diễn dù bay hấp dẫn tại sân vận động huyện Tam Đường


Đó là chủ đề của buổi biểu diễn dù bay được Ban Tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu lần thứ nhất I năm 2017 tổ chức sáng 14/10 tại Sân vận động huyện Tam Đường.
Share:

Đèo Ô Quy Hồ (Ô Quý Hồ)



Với nhiều người, Lai Châu dường như chỉ là một tỉnh miền núi phía Bắc nghèo khó, nhưng với những người đam mê du lịch hẳn là không thể bỏ qua những địa điểm du lịch ở Lai Châu tuyệt vời mà Cùng Phượt sẽ nhắc tới sau đây.
Share:

Du lịch cộng đồng ở Vàng Pheo


Với bản sắc văn hóa đặc trưng và khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, bản Vàng Pheo (xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đang được biết đến như một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn với tên gọi “Thung lũng mỹ nhân” của vùng Tây Bắc.
Share:

Thịt treo gác bếp

Có một cách chế biến thức ăn độc đáo của đồng bào Mông ở Lai Châu mà phải có dịp thưởng thức bạn mới thấy được sự đặc biệt của món ăn này, đó là: “Thịt lợn treo gác bếp”.
Sau khi sơ chế, người ta thường chọn thịt ba chỉ, thịt mông đôi khi là thịt thủ và thịt vai của trâu,, bò, lợn ngon để chế biến. Tùy thuộc từng địa phương khác nhau mà người ta có cách chế biến thịt khác nhau. Có nơi đồng bào ngả thịt ra cho nguội.
Tiếp đó đưa thịt vào cối giã cùng với lượng muối vừa đủ để muối ngấm vào thịt chứ không giã nát. Sau đó đem thịt trộn với một loại men làm từ các cây rừng và cho thịt vào gùi ủ kín 2 – 3 ngày và treo lên gác bếp. Một số nơi khác để giữ nguyên được hương vị của thịt người ta chỉ ướp với muối chừng gần chục tiếng rồi treo lên gác bếp.
dac-san-ngon-lai-chau-8
Do bếp nấu ăn hàng ngày đun bằng củi luôn đỏ lửa nên hơi nóng của lửa sẽ làm cho miếng thịt săn lại, mỡ chảy ra một phần, phần còn lại nhìn rất trong, thịt nạc và da có màu vàng – đỏ thẫm. Để thịt thơm hơn đồng bào nơi đây còn lấy cây ngải cứu rừng và bã mía để về hun thịt.
Khi ăn, người ta lấy thịt xuống hơ qua lửa để thịt mềm ra rồi rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ sau đó chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: xào với cà chua, kho với lá tỏi hay đơn giản là xào lẫn với rau cải mèo đắng…
Share:

Xôi tím


Xôi tím được đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái, Dáy… làm với những bí quyết riêng. Từ những hạt gạo nếp nương thơm dẻo, hạt to đều không lẫn tẻ, hương thơm ngọt, đem vo sạch rồi ngâm trong nước lã từ 6 – 8 giờ.
Share:

Canh tiết lá đắng

Ở Lai Châu có một đặc sản, đó là món canh tiết lá đắng. Phải thưởng thức món ăn này bạn mới có thể cảm nhận được nét độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực của vùng đất này.
Share:

Nộm rau dớn

Nộm rau dớn là món ăn đặc trưng của người Thái ở Lai Châu nói riêng và đồng bào Tây Bắc nói chung. Rau dớn người Thái gọi là “pắc cút”, loại cây thuộc họ quyết, giống như cây dương xỉ, thân to, tán lá rộng, mặt lá có màu xanh nhẵn.
Share:

Măng nộm hoa ban

Nếu ai đã có dịp ghé qua các bản làng người Thái ở Lai Châu sẽ không chỉ biết đến một truyền thuyết đầy cảm động về Hoa Ban – Măng Đắng mà còn được thưởng thức một món ăn có chứa đủ vị: đắng, chua, cay, mặn, ngọt, bùi của món Măng nộm hoa ban.
Share:

Nộm hoa ban của người Thái ở Lai Châu


Khi hoa ban nở trắng trời Tây Bắc là lúc người phụ nữ Thái tranh thủ đi nương hái về hái đầy giỏ để chế biến thành các món ngon cho gia đình. 
Share:

Xe khách Hà nội - Lai Châu



Tổng hợp các nhà xe chất lượng cao chạy tuyến Hà Nội – Lai Châu để tiện cho các bạn về quê và thăm quan, du lịch .
Share:

Lai Châu rộn ràng trong ngày hội văn hóa các dân tộc


Tiết mục múa dân tộc Thái
(laichau.gov.vn) Trong những bộ trang phục đẹp nhất, bà con các dân tộc tỉnh Lai Châu từ khắp các bản làng ven thành phố nô nức đổ về khu vực Quảng trường Nhân dân – Nơi diễn ra các hoạt động của ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ nhất, năm 2017 diễn ra từ ngày 13 – 15/10 để hòa vào không gian văn hóa các dân tộc. Tiếng trống chiêng hòa cùng tiếng nhạc rộn ràng, váy áo thướt tha đan xen những sắc màu dân tộc vùng cao... tất cả đã làm nên một không khí của ngày hội vô cùng sôi nổi, vui vẻ đúng với chủ đề “Lai Châu – Hội tụ và lan tỏa”.
Share:

Du Lịch Sin Suối Hồ – Điểm Du Lịch Đẹp Bậc Nhất Lai Châu


       
Sin Súi Hồ là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn bậc nhất Lai Châu. Nằm trên đỉnh núi cao quanh năm mây mù bao phủ. Sin Súi Hồ như nàng tiên “lan” với muôn vàn thú vị. 
Share:

Bế mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh lần thứ I năm 2017

(BLC) - Lễ bế mạc được Ban Tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh lần thứ I năm 2017 tổ chức tối 15/10 tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh.
Đồng chí Lê Trọng Quảng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân.

Các đồng chí: Lê Trọng Quảng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cùng diễn viên, nghệ nhân, vận động viên, đông đảo Nhân dân trên địa bàn thành phố Lai Châu dự buổi lễ.
Sau 3 ngày diễn ra các hoạt động với sự nỗ lực của các lực lượng tham gia, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh lần thứ I năm 2017 đã thành công tốt đẹp. Ngày hội quy tụ hơn 800 diễn viên, nghệ nhân, vận động viên của 20 dân tộc trên địa bàn tỉnh tham gia ở các nội dung: thi đấu thể thao; liên hoan nghệ thuật qun chúng; không gian trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch...
Bế mạc Ngày hội, Ban Tổ chức đánh giá, Chương trình liên hoan nghệ thuật quần chúng được dàn dựng công phu, nội dung, hình thức và chất lượng tốt. Các nội dung trình diễn trích đoạn lễ hội và không gian trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch thu hút đông đảo du khách tham quan. Hoạt động thi đấu các môn thể thao tại Ngày hội diễn ra với tinh thần trung thực, cao thượng và tiến bộ, có sức cuốn hút mạnh mẽ. Lĩnh vực du lịch với chủ đề “Bay lên đỉnh Pu Ta Leng” để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng du khách…
Tuy nhiên, ở các nội dung, hoạt động văn hóa của một số đơn vị mới chỉ đạt về hình thức sân khấu còn chất lượng nghệ thuật chưa cao; nội dung trình diễn trang phục còn sử dụng trang phục biểu diễn, trang phục không đúng truyền thống tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc; không gian văn hóa và du lịch ở một số đơn vị còn ít hiện vật…
Ban Tổ chức đã trao 217 giải thưởng, trong đó, giải nhất toàn đoàn thuộc về Đoàn diễn viên, nghệ nhân, vận động viên của huyện Phong Thổ. Ghi nhận thành tích xuất sắc trong triển khai, tổ chức, thực hiện Ngày hội, UBND tỉnh cũng tặng Bằng khen cho 14 tập thể và 12 cá nhân.
(Theo http://baolaichau.vn)
Share:

7 điểm đến đẹp nhất Lai Châu

Vùng Tây Bắc nước ta từ lâu đã trở thành đề tài bất tận với những trang báo, bài viết, trở thành điểm đến yêu thích của dân du lịch trong và ngoài nước. Cũng nằm ở Tây Bắc, thế nhưng Lai Châu lại được biết đến ít hơn so với những địa danh khác như Sa Pa, Mộc Châu, Mai Châu… Nếu có thì cũng là con đèo Ô Quy Hồ hùng vĩ nối giữa hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Phải chăng vì Lai Châu ít điều thú vị? Không hề, hãy xem ở Lai Châu có những gì để khám phá!

Lai Châu có thực sự là điểm đến thú vị
Lai Châu có thực sự là điểm đến thú vị? - Ảnh: Le Hong Ha

1. TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ


Trung tâm hành chính thành phố được coi như bộ mặt của cả tỉnh, nhưng thành phố Lai Châu vẫn khiến nhiều bạn đến đây không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô và kiến trúc đẹp tuyệt của trung tâm này. Được xây dựng trên nền đồi cao, không gian thoáng đãng rộng khoảng 5 ha, bao quanh bởi Quảng trường nhân dân, Trung tâm Hội nghị Văn hóa của tình, những thảm cỏ xanh mướt đẹp mắt, con đường nhựa sạch bong và các khu dân cư được quy hoạch đồng bộ.

Trung tâm hành chính thành phố Lai Châu
Trung tâm hành chính thành phố Lai Châu - Ảnh: Le Hong Ha

2. ĐÈO Ô QUY HỒ


Không cần bàn cãi về sự hùng vĩ của con đèo dài gần 50km này, Ô Quy Hồ xứng đáng với danh xưng “Đệ Nhất đèo Tây Bắc” do du khách đặt cho. Con đèo là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai với phần lớn địa phận nằm bên phía huyện Tam Đường, Lai Châu, phần còn lại nằm ở phía thị trấn Sa Pa mù sương của Lào Cai. (xem thêm)

Đèo Ô Quy Hồ
Đèo Ô Quy Hồ - Ảnh: Le Hong Ha

3. ĐỈNH CHU VA


Trên đường từ Trạm Tôn (Sa Pa) hướng về phía Lai Châu khoảng 10km, bạn sẽ vừa được chạy xe trên con đèo hùng vĩ Ô Quy Hồ, vừa được ngắm đỉnh núi Chu Va hình dáng độc đáo thuộc xã Sơn Bình, huyên Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Đỉnh núi này chưa một du khách nào dám thử sức, hiếm lắm mới có dân bản địa lên núi hái thuốc bởi đường đi nhiều rêu, rất trơn và gió núi rất mạnh.

Đỉnh Chu Va
Đỉnh Chu Va - Ảnh: Le Hong Ha


4. CÁNH ĐỒNG MƯỜNG THAN


Nối huyện Mù Cang Chải, Yên Bái với huyện Than Uyên, Lai Châu là cánh đồng Mường Than mênh mông đẹp như tranh vẽ, mùa nước đổ thì lung linh những mảng màu, mùa lúa chín thì nhuộm vàng cả vùng trời. Cánh đồng Mường Than xứng danh trong câu nói nổi tiếng “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” về những đồng lúa đẹp nhất Tây Bắc.

Than Uyên mùa nước đổ
Than Uyên mùa nước đổ - Ảnh: Le Hong Ha

5. CAO NGUYÊN SÌN HỒ


Một nơi mà cảnh sắc tựa cõi tiên, với mây trời bồng bềnh thấp thoáng những thân cây, mái nhà lá đơn sơ ẩn hiện, hài hòa giữa núi rừng, đó chính là cao nguyên Sìn Hồ - nơi được ví như Sa Pa thứ hai ở Việt Nam. Ở Sìn Hồ có nhiều tiềm năng du lịch, bởi có các thắng cảnh như núi đá Ô, động Tiên và còn cả di tích lịch sử quý giá.
Biển mây Sìn Hồ
Share:

Độc đáo nét đẹp dân tộc Hà Nhì


Trải qua biết bao thăng trầm và biến thiên của lịch sử, một số nét văn hóa của cộng đồng dân tộc Hà Nhì đã bị mai một đi khá nhiều, nhưng những yếu tố văn hóa đặc thù đậm nét như tiếng nói, tín ngưỡng, các sinh hoạt văn hóa và đặc biệt là trang phục của dân tộc này vẫn tồn tại và có sức sống lâu bền.
Share:

Vẻ đẹp bản du lịch cộng đồng ở Tam Đường

Từ lâu huyện Tam Đường được ví như “viên ngọc sáng” trong lĩnh vực phát triển du lịch của tỉnh. Bởi, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là sự mến khách, khung cảnh nên thơ của những bản du lịch cộng đồng giữ chân được nhiều du khách khi đến tham quan, khám phá.
Share:

Bài nổi bật

Độc đáo nét đẹp dân tộc Hà Nhì